Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ là bao nhiêu?

Việc theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ rất quan trọng, các mẹ cần chú ý theo dõi thường xuyên để biết được trẻ có phát triển bình thường hay không? Nếu theo dõi thường xuyên, các mẹ sẽ biết cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động của trẻ hợp lý khi thấy trẻ có dấu hiệu béo phì hay suy dinh dưỡng so với chiều cao và cận nặng chuẩn trong độ tuổi của trẻ. Bài viết sau đây sẽ giúp cho bạn nắm rõ hơn về chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ cũng như cách điều chỉnh để giúp cho trẻ phát triển toàn diện.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ

Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm sẽ không thể nắm được chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻtheo độ tuổi là như thế nào? Nếu bạn cũng chưa hiểu rõ về điều này, bạn có thể tham khảo qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ dưới đây!
bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cho-be-trai-1
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai từ 0 – 10 tuổi
bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cho-be-gai-2
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0 – 10 tuổi
Chắc hẳn bây giờ bạn đã nắm được chiều cao và cân nặng của trẻ có phù hợp với lứa tuổi hay không? Tuy nhiên, nếu trẻ phát triển chậm so với lứa tuổi của mình thì đâu là nguyên nhân?

Một số nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng chiều cao và cân nặng

Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý
Đây là một trong những nguyên nhân chính mà mẹ cần phải chú ý nếu như thấy chiều cao và cân nặng của trẻ chưa đạt chuẩn.
Chế độ dinh dưỡng mà bạn bổ sung cho trẻ hằng ngày cần phải chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, Món ăn cũng cần phải đa dạng để giúp trẻ ăn ngon, bên cạnh đó, bạn cũng nên cho trẻ ăn thêm những bữa phụ để đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.
chieu-cao-can-nang-chuan-cua-tre-1
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chiều cao và cân nặng của trẻ
Ngoài việc bổ sung nhiều chất đạm, rau củ cũng như các loại thực phẩm giàu canxi để hỗ trợ tăng chiều cao và cân nặng cho trẻ thì mẹ cũng hãy chú ý tránh cho trẻ ăn thức ăn nhanh, các loại snack, nước ngọt, nước uống có ga bởi đây đều là những loại thực phẩm không tốt cho sự phát triển của trẻ, dễ khiến trẻ béo phì cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cho trẻ
Không khuyến khích trẻ vận động
Nhiều gia đình thường có thói quen bảo bọc con quá mức, điều này không những không tốt cho sự phát triển của trẻ mà nó còn vô tình ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Bởi khi vận động, cơ thể trẻ sẽ cứng cáp, khỏe mạnh hơn cũng như giúp cơ thế sản sinh nhiều hormone tăng trưởng giúp tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ nhanh chóng và hiệu quả.
Vậy nên dù có bận rộn đến mấy thì các mẹ cũng nên dành chút thời gian để vận động cùng trẻ, cho trẻ đi bơi hoặc chạy bộ thường xuyên cũng rất hiệu quả trong việc cải thiện vóc dáng cho trẻ.
Không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng
Việc tiếp xúc với ánh nắng sớm sẽ giúp cho cơ thể sản sinh ra lượng vitamin D cần thiết cho việc hấp thụ lượng canxi được bổ sung trong bữa ăn hằng ngày. Nếu không có Vitamin D thì cơ thể sẽ không hấp thu được canxi, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chiều cao của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ hãy bỏ đi suy nghĩ bảo bọc trẻ trong nhà mà cần khuyến khích trẻ chơi đùa bên ngoài. Điều này vừa giúp cho trẻ vận động, vừa giúp trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ đó giúp cho trẻ tăng chiều cao hiệu quả và có được một thân hình đạt chuẩn theo độ tuổi!
chieu-cao-can-nang-chuan-cua-tre-2
Chú ý cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Cho trẻ ngủ trễ
Ngủ trễ cũng như ngủ sai tư thế sẽ khiến kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ. Điều này xảy ra là do khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone tăng trưởng giúp cho trẻ cao nhanh hơn. Hormone tăng trưởng sản sinh nhiều nhất khi trẻ ngủ sâu giấc, vì vậy mà các mẹ nên khuyến khích cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ.
Khi cho trẻ ngủ, các mẹ cần chú ý không nên để đèn ngủ cũng như tránh cho trẻ nằm tư thế co quắp. Hãy điều chỉnh cho trẻ quen với tư thế nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng để giúp thả lòng toàn bộ cơ sụn nhé!
Ngoài việc tránh xa những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ thì các mẹ cũng cần chú ý nắm được những giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ để điều chỉnh sao cho trẻ tăng chiều cao tối đa, từ đó giúp cho trẻ sở hữu một chiều cao chuẩn.

Những giai đoạn tăng chiều cao cần chú ý ở trẻ

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ, tốc độ tăng chiều cao đều khác nhau, tuy nhiên, các mẹ nên chú ý 3 giai đoạn chính mà chiều cao của trẻ tăng trưởng rất mạnh mẽ sau đây:

Giai đoạn bào thai

Nhiều mẹ cho rằng trẻ chỉ bắt đầu tăng chiều cao sau khi được sinh ra, tuy nhiên đây là một quan niệm khá sai lầm bởi nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng ngay khi còn ở trong bụng mẹ, chiều cao của trẻ đã có thể phát triển tốt nếu như mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này!
chieu-cao-can-nang-chuan-cua-tre-3

Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, nếu như được chăm sóc tốt và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết thì trẻ có thể tăng thêm 25cm trong năm đầu tiên và 2 năm tiếp theo, chiều cao của trẻ có thể tăng thêm 10 cm mỗi năm. Vậy nên cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc trẻ kỹ lưỡng để hỗ trợ trẻ tăng chiều cao tốt nhất trong giai đoạn này. Ở giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu chính là sữa mẹ.

Giai đoạn trẻ dậy thì

Độ tuổi dậy thì gần như là độ tuổi quyết định đến chiều cao của trẻ sau này bởi trong giai đoạn này, tốc độ tăng chiều cao của trẻ rất nhanh nếu như trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, chẳm chỉ vận động kết hợp với ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý. Trong giai đoạn này, các mẹ cần nhớ rằng lượng hormone tăng trưởng được sinh ra trong 1 giờ vận động có thể gấp 3 lần so với bình thương. Vì vậy mà các mẹ phải khuyến khích trẻ thường xuyên vận động, chơi thể thao để có được một chiều cao đạt chuẩn. Sau khi qua giai đoạn dậy thì, tốc độ tăng chiều cao của trẻ sẽ rất chậm, vì vậy mà các mẹ cần phải lưu ý giúp trẻ tăng chiều cao tối đa trong giai đoạn này!
Vậy nếu như trẻ đạt chiều cao lý tưởng nhưng lại có cân nặng vượt chuẩn thì phải làm thế nào?

Trẻ thừa cân phải làm sao?

Nếu như so sánh trong bảng tiêu chuẩn mà chiều cao của trẻ đạt chuẩn nhưng cân nặng lại vượt quá mức thì bạn cần phải lưu ý nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thừa cân ở trẻ đố chính là khẩu phần ăn vượt quá nhu cầu của cơ thể, đặc biệt là bổ sung nhiều đường và chất béo khiến mỡ tích tụ lại . Vậy nên các mẹ cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ.
Ngoài ra, việc lười vận động cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ bị thừa cân bởi khi vận động, cơ thể sẽ đốt cháy lượng mỡ thừa tích tụ trong cơ thể, vậy nên hãy hạn chế cho trẻ ngồi chơi điện tử hay xem ti vi quá nhiều mà hãy khuyến khích trẻ chăm chỉ tập luyện, vận động nhé!
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các mẹ sẽ biết được cách làm thế nào để trẻ có được chiều cao và cân nặng đạt chuẩn. Chúc các mẹ thành công trong việc chăm sóc trẻ nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cập nhật tin tức về tăng chiều cao cùng Caolonkhoemanh

Danh sách social của Vy Nguyễn Cao - Caolonkhoemanh

Cho bé uống sữa gì để nhanh chóng cải thiện chiều cao